Cơ hội việc làm sau khi hoàn tất chương trình tại Thụy Sĩ được rất nhiều du học sinh quan tâm. Vậy thị trường việc làm và những điều gì mà du học sinh cần lưu ý khi tìm việc làm tại Thụy Sĩ?
>> Xem thêm: Tổng quan du học Thụy Sĩ
1. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp
Trong nhiều năm qua, lực lượng lao động người nước ngoài – đặc biệt là người có tay nghề cao – đã thành công khi tìm kiếm được việc làm phù hợp tại Thụy Sĩ. Gần một nửa vị trí quản lý tại Thụy Sĩ hiện do người nước ngoài đảm nhận.
Thế nhưng mức độ cạnh tranh trong công việc ở Thụy Sĩ rất khốc liệt, cơ hội việc làm cho những người đến từ các nước ngoài EU (Liên minh Châu Âu); hoặc EFTA (Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu) luôn bị hạn chế. Nguyên nhân là vì Thụy Sĩ luôn có một chỉ tiêu nhất định đối với số lượng lao động nước ngoài – thậm chí kể cả những người có trình độ và tay nghề cao.
Mặc dù vậy, khả năng tìm việc tại Thụy Sĩ vẫn có, kể cả các vị trí công việc thấp dành cho người nói tiếng Anh – đặc biệt là trong những ngành thiếu hụt nhân lực có tay nghề. Hơn hết việc biết hai ngôn ngữ trở lên là lợi thế giúp bạn tìm kiếm việc làm tại Thụy Sĩ.
Để có tìm kiếm vị trí phù hợp và làm nổi bật hồ sơ, bạn cần phải tìm hiểu thông tin về thị trường lao động tại Thụy Sĩ, vị trí tuyển dụng, giấy phép làm việc, trình độ chuyên môn và tay nghề, các trang tìm việc dành cho người nước ngoài – nhất người sử dụng tiếng Anh.
>> Xem thêm: Du học Thụy Sĩ và những điều bạn cần biết
2. Chế độ đãi ngộ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết Thụy Sĩ nằm trong số những nước có mức lương cao nhất thế giới. Bạn sẽ có ít nhất bốn tuần nghỉ lễ mỗi năm; được nhận phúc lợi an sinh xã hội tuyệt vời ở Thụy Sĩ nếu bạn thất nghiệp, và bạn sẽ được tận hưởng một trong những chất lượng cuộc sống tốt nhất trên thế giới.
3. Thị trường việc làm
Thụy Sĩ có thể là một quốc gia nhỏ nhưng là một quốc gia với lực lượng lao động có trình độ cao, đồng thời là quốc gia công nghiệp quan trọng. Đáng chú ý, một nửa doanh thu từ việc nhập khẩu của Thụy Sĩ đến từ kỹ thuật cơ khí; kỹ thuật điện; và ngành hóa chất.
Trên hết, Thụy Sĩ cũng là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Thị trường công việc cho nhân công tay nghề về kỹ thuật và công nghệ; dược phẩm; tư vấn; ngân hàng; bảo hiểm và công nghệ thông tin; và cho các nhà phân tích tài chính; phân tích kinh doanh; phân tích hệ thống luôn có nhu cầu cao.
Việc làm tại Thụy Sĩ đa phần đến từ các công ty đa quốc gia dành cho người nước ngoài, và người nói tiếng Anh.
>> Xem thêm: Du học ngành dịch vụ tại Thụy Sĩ và những điều bạn đạt được
4. Tìm kiếm việc làm
Đối với du học sinh quốc tế, các công ty và tập đoàn đa quốc gia sẽ là nơi có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Một số tập đoàn quốc tế tiêu biểu:
- Nestlé.
- Novartis
- Zurich Insurance.
- Roche
- Credit Suisse.
- Adecco
- Swiss Re.
- Glencore và nhiều tổ chức quốc tế khác có trụ sở tại Thụy Sĩ, đặc biệt là thành phố Geneva.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm việc làm dành cho người nước ngoài tại: Liên hợp quốc; Tổ chức Thương mại Thế giới; và Hội Chữ thập đỏ quốc tế. Cũng như xem danh sách các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở thành phố Geneva và các nơi khác tại Thụy Sĩ.
5. Văn hóa quản lý của Thụy Sĩ
Người Thụy Sĩ đánh giá cao sự điềm đạm, tính tiết kiệm, khoan dung, đúng giờ, và ý thức trách nhiệm. Điều này được phản ánh rõ nét trong thực tiễn kinh doanh của họ, có xu hướng mang tính hình thức và bảo thủ.
Văn hoá trong công ty của Thụy Sĩ cũng rất đa dạng – chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữ khu vực như tiếng Pháp, tiếng Đức hoặc tiếng Ý mà công ty đóng đô. Theo nguyên tắc, hệ thống phân cấp có xu hướng thẳng đứng; các quyết định được đưa ra bởi cấp cao nhất của công ty. Các công ty ở các khu vực sử dụng tiếng Pháp và Ý thì thoải mái hơn các khu vực sử dụng tiếng Đức.
Người Thụy Sĩ được xem là những người đàm phán cố chấp nhưng công bằng, yếu tố hài hước không có chỗ trong đàm phán. Đời sống cá nhân và công việc không được liên quan đến nhau vì người Thụy Sĩ không thích kết hợp kinh doanh với niềm vui. Thời gian làm việc dài: khoảng 45 đến 50 giờ/tuần.
>> Xem thêm: Top các trường đào ngành quản trị khách sạn tại Thụy Sĩ
6. Visa việc làm
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngoài khối EU được phép ở lại Thụy Sĩ 6 tháng để tìm kiếm việc làm. Tuy nhiên điều này chỉ có thể khi họ có giấy phép cư trú. Trong khi tìm kiếm một công việc làm ổn định với giấy phép cư trú, bạn chỉ được phép làm việc tối đa 15 tiếng một tuần.
Ngược lại, công dân từ các nước thuộc EU hoặc EFTA (Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu) có thể đến Thụy Sỹ mà không cần visa cho việc di chuyển giữa các bang, tìm việc làm trong vòng ba tháng, hay làm việc mà không cần giấy phép. Do đó, cơ hội việc làm sẽ cao hơn.
Nếu bạn nhận được một công việc ở Thụy Sĩ, nhà tuyển dụng của bạn sẽ làm đơn tại bang địa phương; sau đó chuyển cho FOM để được chấp thuận. Nếu được cấp FOM ủy quyền cho bang gửi giấy chứng nhận thông hành visa đến đại sứ quán, hoặc lãnh sự quán Thụy Sĩ ở nước bạn, nơi mà bạn nộp đơn xin visa.
Để biết thêm chi tiết về du học Thụy Sĩ, Quý phụ huynh và bạn học sinh – sinh viên có thể liên hệ với STI_Vietnam để tư vấn và hỗ trợ hồ sơ qua: